Nhạc Jazz là gì? Nguồn gốc, đặc trưng của dòng nhạc Jazz

Posted by

Là một thể loại âm nhạc pha trộn của nhạc Blues và nhạc cổ điển có xuất xứ từ Mỹ và phát triển mạnh mẽ trên nền nhạc thế giới. Tuy nhiên, nhạc Jazz là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng prignitz-in-germany.com tìm hiểu rõ hơn về thể loại nhạc Jazz qua bài viết dưới đây.

I. Nhạc Jazz là gì và bắt nguồn từ đâu?

Nhạc Jazz là gì
Nhạc Jazz có lịch sử phát triển lâu đời

Nhạc Jazz là thể loại âm nhạc bắt nguồn từ cộng đồng người Châu Phi ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Thể loại âm nhạc này nổi lên ở nhiều nơi trên nước Mỹ với phong cách nhạc độc lập, nó là sự kết nối chung âm nhạc Mỹ gốc Âu với âm nhạc Mỹ gốc Phi.

Điểm nổi bật của nhạc Jazz là người nghe sẽ cảm nhận được sự tự do, sáng tạo của nghệ sĩ, chất nhạc sẽ cuốn người nghe và từng giai điệu đều lan tỏa khắp nơi.

Đặc biệt, đến cuối thế kỷ 20, nhạc Jazz bỗng trở nên phổ biến, nhiều người sử dụng thể loại nhạc này để làm nhạc chuông cho điện thoại, nhạc báo thức… Nhạc Jazz được chơi hầu hết tại các nhà hàng lớn nhỏ, từ vùng quê cho đến trung tâm thành phố sôi động.

Nhạc Jazz có lịch sử phát triển lâu đời và nguồn gốc là từ những ca khúc được người nô lệ gốc Phi hát trong khi họ lao động nên rất khó để có được định nghĩa hoàn chỉnh nhạc Jazz là gì?

Cho tới nay, nhạc Jazz được hiểu đơn giản là thể loại âm nhạc dựa trên sự ứng biến tài tình, sự cấp bách nhưng lại được phối hợp nhịp nhàng giữa các nghệ sĩ. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ được thể hiện là chính mình và có thể sáng tạo ngẫu hứng mang đậm nét cá nhân.

II. Đặc trưng của nhạc Jazz là gì?

Nhạc Jazz là gì
Nghệ sĩ biểu diễn nhạc Jazz mang nét đặc trưng riêng

Thông thường nhạc Jazz có tiết tấu dồn dập và được biểu diễn với nhiều loại nhạc cụ như trống, Saxophone, kèn trumpet, trombone, clarinette, cornet, guitar, piano, contrabass, banjo… Chính vì vậy, nên nhạc Jazz mang màu sắc và có đặc trưng riêng.

1. Ngẫu hứng với nghệ sĩ

Điều này có thể hiểu là người nghệ sĩ có thể ngẫu hứng sáng tạo với nhiều chủ đề khác nhau. Hơn nữa, khi biểu diễn người nghệ sĩ có thể chơi ngẫu hứng trên nền nhạc có sẵn theo phong cách riêng để hoàn thiện bài hát, mang đậm dấu ấn của bản thân.

Việc sáng tác các bản nhạc Jazz cũng được gắn liền với người nghệ sĩ khi biểu diễn. Vậy nên, đặc trưng của nhạc Jazz là gì? Đó chính là sự tùy hứng của nghệ sĩ chơi nhạc.

2. Giai điệu của nhạc Jazz như thế nào?

Nhạc Jazz là gì
Giai điệu nhạc Jazz rất đa dạng

Nhạc Jazz là thể loại âm nhạc pha trộn giữa dòng nhạc Blues với nhạc cổ điển nên chúng ta luôn cảm nhận được sự mới mẻ, khác lạ về giai điệu, hòa thanh cũng như cách thể hiện.

Ở dòng nhạc Jazz, chúng ta thấy được sự đa màu sắc, thể hiện sự tư do trong âm nhạc. Mỗi bản nhạc sẽ có màu sắc, dấu ấn của từng nghệ sĩ mà không ai giống ai. Nhờ vậy mà nhạc Jazz mang đến cho khán giả cảm giác cuốn hút và mới lạ.

Kỹ thuật sử dụng nhạc cụ được bắt nguồn từ phong cách hát của người da đen. Những nhạc công sẽ sáng tạo ra các loại kỹ thuật làm cho nhạc cụ vang lên như giọng người. Cụ thể là đưa những nốt hoa mỹ, nốt hóa, nốt Blues, vibrato và glissando.

3. Tiết tấu nhạc Jazz

Nhạc Jazz có tiết tấu hoàn toàn khác biệt so với dòng nhạc cổ điển, đó là sự đảo phách, nghịch phách vô cùng độc đáo. Tiết tấu đặc thù của nhạc Jazz là tiết nhịp 2 phách trong hành khúc nhà binh được thay thế bằng nhịp 4 phách, nhấn mạnh ở phách 2,4 trong ô nhịp.

4. Nhạc cụ để chơi nhạc Jazz

Các loại nhạc cụ để chơi nhạc Jazz là Châu Âu, nhưng phong cách biểu diễn lại mang đặc trưng của Châu Mỹ. Chúng bao gồm: Bộ trống, những nhạc cụ gõ. Saxophone, kèn trumpet, trombone, clarinette, cornet. Guitar, piano, contrabass, banjo…

III. Quá trình phát triển của nhạc Jazz

1. Sự phát triển của nhạc Jazz với nền âm nhạc thế giới

Nhạc Jazz là gì
Nhạc Jazz là thể loại âm nhạc đa sắc tộc

Nhạc Jazz có lịch sử phát triển lâu đời và được cho là thể loại âm nhạc đa sắc tộc, giúp xóa bỏ một phần ranh giới của sự phân biệt chủng tộc.

Năm 1865 sự giải phóng nô lệ đã mang lại những cơ hội mới cho người Mỹ gốc Phi tự do. Nhưng nhạc công da đen có thể chơi nhạc trong những đoàn hát rong, buổi khiêu vũ, nhiều bạn nhạc cũng được thành lập.

Năm 1987, bản nhạc Jazz đầu tiên do người da đen thể hiện được ra mắt. Bản nhạc nhanh chóng trở lên phổ biến.

Đến những năm 1940, các nghệ sĩ thuộc phong cách bebop đã biến nhạc Jazz dồn dập trở thành dòng nhạc của nhạc công thế nhưng không thành công.

Năm 1949, bebop Jazz bị mất chỗ đứng và thay vào đó là Cool Jazz. Dòng nhạc này nhanh chóng được đón nhận ở Mỹ và thống trị đến thập niên 1950.

Từ thập niên 1990 trở đi, nhạc Jazz nhanh chóng phủ rộng toàn cầu và chiếm ưu thế trên thị trường âm nhạc. Có thể kể đến một số nghệ sĩ pha trộn giữa thể loại nhạc Jazz và Pop/Rock như Diana Krall, Norah Jones, Cassandra Wilson, Kurt Elling, Jamie Cullum….

2. Sự phát triển của nhạc Jazz với nền âm nhạc Việt Nam

Nhạc Jazz xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Ban đầu, nhạc Jazz chỉ được chơi bởi những nhạc công miền Bắc nhưng chưa phát triển mạnh mẽ, phải đến khi nhạc Jazz du nhập vào miền Nam thì mới trở nên phổ biến hơn.

Nhạc Jazz là gì
Nghệ sĩ như Trần Mạnh Tuấn và con gái

Từ năm 1989, nhiều ban nhạc Jazz từ Pháp sang Việt Nam giao lưu văn hóa, tổ chức các buổi hội thảo, buổi dạy… thì nhạc Jazz mới được biết đến nhiều hơn. Một số nghệ sĩ Việt bắt đầu say mê với nhạc Jazz, muốn chơi nhưng còn e ngại bởi thể loại nhạc này khá mới, đòi hỏi kỹ thuật cao. Cũng như việc tiếp cận với công chúng còn quá khó.

Cho đến năm 2000, khi nhạc Jazz được đưa vào giảng dạy tại các trường nghệ thuật, nhạc Jazz đã tiếp cận được với lớp người trẻ và được đào tạo bài bản hơn.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn biểu diễn tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid – 19

Hiện nay, khi nhắc đến nhạc Jazz ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến một số nghệ sĩ như Trần Mạnh Tuấn, NSƯT Quyền Văn Minh, Quyền Thiện Đắc, Tuyết Loan… Họ được coi là người làm sống dậy nhạc Jazz tại nước ta và ngày càng có nhiều địa chỉ dành riêng cho những tín đồ Jazz tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về nhạc Jazz là gì? Đây là thể loại âm nhạc mang nhiều màu sắc, cảm xúc và sự đa sắc tộc. Nếu có thể, bạn hãy đến với Jazz để cảm nhận sự sáng tạo của từng nghệ sĩ cũng như hòa mình vào giai điệu Jazz nhé.